Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Theo Ghi nhận ung thư 2020, Việt Nam có khoảng hơn 4.000 ca mắc mới và có 2.223 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Những con số trên như hồi chuông cảnh báo để chị em phụ nữ quan tâm hơn đến sức khỏe của mình.
Việc chủ động sàng lọc giúp phát hiện sớm những tổn thương từ giai đoạn tiền ung thư, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này, cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn là rất cao. Khi đi khám phụ khoa định kỳ các bác sĩ thường tư vấn và chỉ định xét nghiệm Pap với chị em muốn kiểm tra, khám cổ tử cung. Xét nghiệm Pap smear là xét nghiệm đơn giản. Khi khám phụ khoa, soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy dịch âm đạo để tiến hành xét nghiệm. Xét nghiệm Pap được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung, là một xét nghiệm quan trọng để tìm những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Từ đó giúp bác sĩ phát hiện có bất thường hay không để tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu, khẳng định bệnh.
Ngoài xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm HPV. Đây là xét nghiệm rất có giá trị trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư cổ tử cung là tồn tại dai dẳng sau nhiễm virus HPV. HPV được phát hiện trong 99% khối u cổ tử cung, đặc biệt là dưới type như là HPV 16 và 18.
Xét nghiệm HPV sẽ cho kết quả để bác sỹ biết bạn có nhiễm virus này không và đưa ra đánh giá nguy cơ để kiểm soát tốt nhất, phát hiện sớm nhất diễn biến ung thư. Nếu chị em thực hiện tầm soát sớm bằng Pap và xét nghiệm HPV thì nếu phát hiện bệnh, tiên lượng điều trị cũng rất khả quan. Do đó, ngay khi thấy dấu hiệu này, hãy tới khám sớm tại cơ sở chuyên khoa uy tín để được bác sỹ thăm khám hoặc duy trì khám định kỳ kiểm tra sức khỏe để tránh bỏ qua thời điểm vàng phát hiện bệnh. Các dấu hiệu nghi ngờ cần thực xét nghiệm tầm soát: