Xét nghiệm Myoglobin là một trong những xét nghiệm giúp đánh giá hiệu quả và độ đặc hiệu cao nhằm phát hiện những trường hợp nhồi máu cơ tim cấp tính. Nhờ đó mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy xét nghiệm Myoglobin là gì và có ý nghĩa như thế nào?
1. Xét nghiệm myoglobin là gì?
Myoglobin là loại protein hình cầu tồn tại trong các tế bào cơ tim và cơ xương của động vật nói chung và con người nói riêng. Myoglobin giữ vai trò như bộ phận dự trữ cung cấp oxy cho các hoạt động của cơ. Trong máu myoglobin liên kết chủ yếu với globulin huyết tương, khi nồng độ myoglobin vượt quá khả năng liên kết, protein này sẽ có trong nước tiểu khiến nước tiểu có màu nâu hoặc đỏ sẫm. Khi tế bào tổn thương do quá trình bệnh lý như nhồi máu cơ tim, chấn thương thì myoglobin sẽ giải phóng vào dòng tuần hoàn. Khi nồng độ myoglobin tăng cao trong khoảng 2 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng được xem là dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim.
Do trọng lượng phân tử myoglobin nhỏ nên xuất hiện sớm trong huyết thanh khi có tổn thương cơ tim. Do đó định lượng nồng độ của myoglobin trong máu sẽ giúp chẩn đoán sớm tình trạng nhồi máu cơ tim. Nồng độ myoglobin cũng được xét nghiệm thông qua nước tiểu trong các trường hợp tổn thương cơ xương nặng.
2. Xét nghiệm myoglobin được thực hiện như thế nào?
Bệnh phẩm được dùng để xét nghiệm là mẫu máu tĩnh mạch được chống đông bằng heparin, sau đó ly tâm để tách huyết tương làm xét nghiệm. Khi xét nghiệm không bắt buộc người bệnh nhịn ăn trước khi lấy máu. Xét nghiệm myoglobin có thể được tiến hành bằng nguyên lý:
3. Ý nghĩa xét nghiệm myoglobin
4. Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm myoglobin
Một số yếu tố làm ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả xét nghiệm myoglobin là:
Bệnh tim mạch đặc biệt là nhồi máu cơ tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng. Do đó để chẩn đoán chính xác bệnh không chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng mà còn phải dựa vào kết quả xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán.