Xét nghiệm AMH là một trong những xét nghiệm sản phụ khoa chính xác nhất để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Bên cạnh đó thực hiện xét nghiệm cũng tầm soát sớm các vấn đề và khả năng sinh sản cũng như có hướng điều trị tích cực trong việc chẩn đoán và điều trị hiếm muộn. Bên cạnh đó thực hiện xét nghiệm cũng giúp sớm tìm được các bệnh liên quan đến buồng trứng. Cùng tìm hiểu xét nghiệm AMH là xét nghiệm gì cũng như tìm hiểu vai trò của chỉ số xét nghiệm AMH sau đây.
1. Tổng quan về xét nghiệm AMH
Xét nghiệm AMH là xét nghiệm gì? Xét nghiệm AMH được hiểu là quy trình đo lường nồng độ hormone này giúp xác định tình trạng dự trữ buồng trứng hay số lượng còn lại của noãn bên trong buồng trứng ở một thời điểm nhất định. Trong đó AMH (viết tắt của từ Anti-mullerian Hormone) là một loại hormone được tiết ra bởi các tế bào có tên là sertolo của tinh hoàn trong thời kỳ phôi của thai nhi nam. Trong khi đó, ở phụ nữ AMH được xem là một loại hormone được sản xuất bởi những tế bào hạt có trong nang buồng trứng.
Điều đó đồng nghĩa với việc AMH phản ánh số lượng trứng được sản xuất vào chu kỳ hàng tháng của phụ nữ. Thực hiện xét nghiệm đo mức độ AMH trong máu của một người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chỉ số dự trữ buồng trứng của họ cũng như đánh giá tình trạng sinh sản của người có ở thời điểm thực hiện xét nghiệm.
2. Vai trò của xét nghiệm AMH
Hiện nay đây là loại xét nghiệm chính xác nhất giúp đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh hiếm muộn. Nhất là với những cặp vợ chồng trước khi thực hiện kế hoạch sinh đẻ bằng cách kích thích buồng trứng và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Mục đích của việc xét nghiệm này giúp khảo sát hoạt động của buồng trứng cũng như khả năng dự trữ nang noãn bên trong buồng trứng. Bên cạnh đó việc thực hiện xét nghiệm cũng có vai trò khác trong việc theo dõi sự phát triển nang noãn cũng như trong chu kỳ khảo sát trứng có rụng hay không.
3. AMH bình thường là bao nhiêu?
4. Tìm hiểu về nồng độ AMH trong xét nghiệm
Như các bạn đã biết, AMH được tiết trực tiếp bởi các tế bào hạt của nang noãn ở bên trong buồng trứng và có liên quan mật thiết đến số lượng nang noãn nguyên thủy có bên trong buồng trứng. Trong đó nang tiền hốc (hay có tên gọi khác là preantral) là nơi sản xuất nhiều nhất AMH. Phần hốc nhỏ dưới 4mm (antral) nghĩa là những nang noãn còn non và đang trong quá trình phát triển ở buồng trứng. Việc dự trữ buồng trứng càng tốt có nghĩa là khả năng sinh sản của buồng trứng càng cao và ngược lại.
Nồng độ AMH không có sự biến chuyển hoặc thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt nên có thể thực hiện xét nghiệm vào bất kì ngày nào của chu kỳ kinh. Đặc điểm không thay đổi này sẽ giúp việc xét nghiệm nội tiết đánh giá buồng trứng đảm bảo tính chính xác cũng như thuận tiện cho bệnh nhân. Nồng độ AMH mặc dù không có sự thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh nhưng lại bị giảm dần theo độ tuổi. Như vậy với những phụ nữ ở độ tuổi càng cao thì nồng độ AMH sẽ giảm thấp hơn so với những phụ nữ trẻ có cơ thể mạnh khỏe bình thường. Đối với những phụ nữ khỏe mạnh dưới 38 tuổi nồng độ AMH bình thường nằm trong mức từ 2,0 -6,8ng/ml (tương đương với 14,28 – 48,55pmol/L). Bên cạnh đó nồng độ AMH cao hơn giá trị thông thường cũng được nhận thấy ở những phụ nữ mắc buồng trứng đa nang.
5. Cần thực hiện xét nghiệm AMH khi nào?
Thực hiện xét nghiệm AMH là một trong những loại xét nghiệm nội tiết tố để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Với mọi trường hợp đều có thể thực hiện loại xét nghiệm này. Tuy nhiên với những trường hợp sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm AMH. Trong đó bao gồm:
Mọi trường hợp đều có thể thực hiện xét nghiệm AMH, tuy nhiên một số trường hợp sẽ được chỉ định như: rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, tiên lượng mãn kinh,… Theo dõi diễn tiến và hiệu quả hỗ trợ khi sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm, canh trứng…
6. Xétnghiệm AMH có ưu điểm như thế nào so với các xét nghiệm khác?
Nếu như trước khi việc dự đoán khả năng dự trữ buồng trứng thường được đánh giá thông qua chỉ số LH, FSH hoặc E2. Tuy nhiên việc xác định các chỉ số hormone này có một số nhược điểm dễ nhận thấy so với AMH. Trong có có thể kể đến như: