Khám lâm sàng và cận lâm sàng là các bước quan trọng không thể thiếu trong quy trình khám chữa bệnh ở các bệnh viện. Bước khám này cho biết tình trạng bệnh ban đầu, nguy cơ mắc bệnh và có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Giúp bác sĩ tìm hiểu được các yếu tố tác động tới người bệnh như môi trường, độ tuổi hay nguy cơ mắc bệnh… Và hỗ trợ bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cần thiết để đưa ra kết luận về tình trạng bệnh.
Lâm sàng là gì?
Lâm sàng, dịch từ tiếng Pháp là clinique, tiếng Anh là clinical. Chữ “lâm” nghĩa là là đến gần, vào một hoàn cảnh nào đó, như lâm nguy, lâm bồn (thai phụ sắp sinh), lâm bệnh, lâm chung; “Sàng” có nghĩa là cái giường, ở đây chỉ giường của người bệnh. Lâm sàng là một danh từ y khoa, chỉ những gì liên quan đến, xảy ra ở giường của người bệnh, bệnh viện (lúc khám bệnh).
Lâm sàng là từ dùng để dịch từ tiếng Pháp “clinique” trước đây, lúc các trường y khoa còn dạy bằng tiếng Pháp. Tiếng Pháp, “clinique”, tiếng Anh “clinical” chỉ những gì xảy ra bên giường người bệnh, nói giản dị là lúc khám bệnh. Hiện nay những gì liên hệ trực tiếp đến người bệnh thì gọi là lâm sàng (clinical).
Khám Lâm sàng là gì?
Khám lâm sàng là hoạt động thăm khám ban đầu theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện dấu hiệu bất thường thông qua quan sát, nghe, sờ, gõ… và chưa có can thiệp bằng xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh. Khám lâm sàng là bước khám đầu tiên trong quy trình khám bệnh. Khám lâm sàng được sử dụng khi thăm khám tất cả các bệnh. Khám lâm sàng giúp bác sĩ tìm hiểu được các yếu tố tác động tới người bệnh như môi trường, độ tuổi hay nguy cơ mắc bệnh… hỗ trợ bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để đưa ra kết luận về tình trạng bệnh. Bước khám này cho biết tình trạng bệnh ban đầu, nguy cơ mắc bệnh và có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Ví dụ bác sĩ hỏi câu chuyện về bệnh tình (bệnh sử, history), ghi nhận những triệu chứng (symptoms) như bệnh nhân khai mệt, đau đầu, buồn nôn, có tính cách chủ quan. Và khám trên người bệnh nhân để phát hiện những dấu hiệu (signs) khách quan như da có mụn, tim đập loạn nhịp, khối u trong bụng, là những biểu hiện ghi nhận khách quan do người không phải người bệnh quan sát mà ghi nhận. Những dấu hiệu đó được gọi là dấu hiệu lâm sàng (clinical signs). Chẩn đoán bệnh căn cứ vào quá trình khám này được gọi là chẩn đoán lâm sàng (clinical diagnosis). Tuy nhiên, bác sĩ còn có thể có những phương tiện để tìm hiểu thêm về bệnh nhân.
Khám Cận lâm sàng là gì?
Cận lâm sàng là một thuật ngữ đã được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y khoa và đây cũng là một những công việc mà các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám người bệnh ở trong những giai đoạn ban đầu để tạo cơ sở cho việc chẩn đoán bệnh tình của bệnh nhân thật đúng đắn, chính xác qua đó có những phương pháp trị liệu ở phía sau giúp người bệnh phục hồi.
Khám sức khỏe cận lâm sàng là một khâu nằm trong quy trình khám sức khỏe định kỳ, nó bao gồm nhiều kỹ thuật như: Chụp X-quang, Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),…Kỹ thuật y học cận lâm sàng là sự hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị hiệu quả, ngoài việc thăm khám lâm sàng, các bác sĩ còn phải kết hợp các xét nghiệm cùng việc sử dụng những kỹ thuật y học cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh, chẩn đoán để phân biệt với các bệnh khác, đồng thời giúp người bệnh theo dõi diễn biến, đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh.
Xét nghiệm cận lâm sàng là các công cụ, phương thức y tế được thực hiện rất phổ biến trong quá trình thăm khám, điều trị và theo dõi bệnh tật. Đối với bác sĩ trực tiếp điều trị, xét nghiệm cận lâm sàng được xem là cách thức hỗ trợ đắc lực cho khám lâm sàng, nhất là trong các bệnh cảnh triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể không rõ ràng hoặc không đặc hiệu. Để thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, các cơ sở y tế phải trang bị đầy đủ về nhân lực, phương tiện, máy móc và các vật chất nói chung. Đồng thời, mỗi loại xét nghiệm cận lâm sàng đòi hỏi cần có quy trình tiến hành, quy định phòng bộ cũng như xử lý chất thải (nếu có) sau khi kết thúc.
Khám cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh chính xác