Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau tim mạch và ung thư. Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, với bất kỳ ai. Vì vậy tầm soát sớm, nhất là những người có nguy cơ cao mắc đột quỵ là rất quan trọng.

1. Đột quỵ là gì? 

Đột quỵ, thường gọi là “Tai biến mạch máu não”, là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tàn tật và tử vong trên toàn thế giới. Đột quỵ là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Não bị thiếu oxy và dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Vì lý do đó, đột quỵ được coi là một tình huống cấp cứu y tế và cần có chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có hai loại đột quỵ: Thiếu máu và xuất huyết

  • Thiếu máu: Đột quỵ do cục máu đông chặn mạch máu đến não. Điều này ngăn làm cho não không nhận được ôxy cần thiết. Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất.
  • Xuất huyết: Đột quỵ là do mạch máu đến não bị vỡ. Điều này gây ra chảy máu não.

2. Nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Một số yếu tố nguy cơ đột quỵ là không thể thay đổi. Bao gồm các yếu tố như tuổi (người già cónguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ), giới tính, chủng tộc và tiền sử gia đình. Các bệnh và tình trạng cụ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bao gồm: Tiền sử đột quỵ, Cao huyết áp, Cholesterol trong máu cao, Bệnh tim, Tiểu đường, Béo phì,…

Lối sống làm tăng nguy cơ đột quỵ:, Thói quen ăn uống không lành mạnh, Ít hoặc không vận động, Hút thuốc lá,…. 

Tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ là cần thiết nếu đang gặp phải những vấn đề dưới đây:

  • Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ. Nếu gia đình có người thân từng bị đột quỵ, người bệnh có thể tăng nguy cơ do nếp sống, thói quen, yếu tố di truyền. Bạn hãy chia sẻ với bác sĩ thông tin tiền sử của gia đình để có lời khuyên tốt nhất.
  • Người bị đái tháo đường. Tiểu đường là bệnh mạn tính, không lây, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận… Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.

3. Tầm soát nguy cơ đột quỵ bằng cách kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi

  • Tăng huyết áp
  • Phát hiện sớm và điều trị bệnh tim
  • Đái tháo đường
    Rối loạn chuyển hóa lipid máu
  • Hẹp động mạch chủ có triệu chứng
  • Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng: Để tầm soát bệnh, uống đúng theo đơn của bác sĩ, chỉ ngừng khi có ý kiến của bác sĩ.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm lượng muối, chất béo.
  • Tuân theo một lối sống lành mạnh: Vận động hàng ngày. Nếu hút thuốc lá, thì ngừng ngay. Chỉ sử dụng rượu bia chừng mực.
  • Giảm mức căng thẳng: Căng thẳng làm tăng nguy cơ cao huyết áp và đột quỵ. Học cách giảm căng thẳng trong cuộc sống. Thở sâu giúp giảm mức căng thẳng.

4. Phương pháp xét nghiệm phát hiện nguy cơ đột quỵ sớm

Trong thực tế lâm sàng của nhiều chuyên khoa, rối loạn đông – cầm máu là một bệnh lý có thể gặp bất cứ lúc nào. Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý sẽ giúp đánh giá loại và mức độ tình trạng bất thường, đó cũng là ý nghĩa xét nghiệm đông máu. Xét nghiệm đông máu toàn bộ là các xét nghiệm tương ứng với từng giai đoạn của quá trình trên, chẳng hạn như cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết. Hiện nay, hầu như những xét nghiệm máu đông đều được tiến hành bằng máy móc tự động dưới sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn. Có hai hình thức kiểm tra chính là cơ bản và nâng cao (chuyên sâu).

ACL ACUSTAR

Các xét nghiệm tổng quát ở mức cơ bản được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện và sẽ cho ra kết quả về thời gian máu chảy, nghiệm pháp dây thắt, hoặc co cục máu đông. Xét nghiệm cơ bản giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn khi phát hiện sự cầm máu bất thường ở kỳ đầu do bệnh nhân bị thiếu vitamin C, giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu, cũng như các hội chứng rối loạn đông máu. Hơn nữa, xét nghiệm đông máu còn giúp đánh giá mức độ tiến triển của các bệnh lý về gan như xơ gan và suy giảm chức năng gan, những biểu hiện bất thường tại thận, tim, tủy, … hay một số hội chứng khác liên quan đến rối loạn đông máu.

Các dòng máy xét nghiệm đông máu tiêu biểu như ACL Acustar thực hiện hoàn toàn tự động các xét nghiệm đặc biệt, mà hiện nay yêu cầu nhiều thời gian vào các quy trình bằng tay và cần có kỹ thuật cao. Kỹ thuật hóa phát quang, là thiết kế dành riêng cho các phòng xét nghiệm đông máu, cho phép xét nghiệm với phạm vi rộng và nhạy hơn so với các xét nghiệm trên hệ thống ELISA hay miễn dịch đo độ đục. 

Bài viết khác