Xét nghiệm marker ung thư là gì?

Marker ung thư hay còn có tên gọi khc lầ chất chỉ điểm ung thư, dấu ấn sinh học khối u là những chất được tạo ra bởi các tế bào ung thư, hoặc tế bào bình thường, có thể hiểu đơn giản hơn nó chính là “nguyên liệu” để cấu tạo thành ung thư. Những thay đổi trong gen trong quá trình chuyển đổi cùng với những bộ phận khác của tế bào, từ đó cơ thể bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của khối u. 

Marker thường được xuất hiện trong máu, nước tiểu hoặc các mẫu tế bào lấy từ khối u trong quá trình sinh thiết. Đây cũng là dấu hiệu để phát hiện dấu hiệu của ung thư. Một số marker cũng được phát hiện trong phân hoặc nước bọt nhưng không phổ biến. 

Marker ung thư (hay còn có tên gọi khác là chất chỉ điểm khối u, dấu ấn sinh học khối u) là những chất được tạo ra bởi các tế bào ung thư hoặc tế bào bình thường để đáp ứng với bệnh ung thư. Bên cạnh đó, những thay đổi trong gen và các bộ phận khác của tế bào ung thư cũng có thể coi là dấu hiệu của khối u.

Mỗi một chỉ số xét nghiệm là căn cứ để xác định các loại ung thư khác nhau, cụ thể là: 

  • Alpha-fetoprotein (AFP): Marker ung thư gan, ung thư buồng trứng và ung thư tinh hoàn
  • Kháng nguyên ung thư 12-5 (CA125): Marker ung thư buồng trứng
  • Kháng nguyên ung thư 15-3 (CA15-3) và 27-29 (CA27-29): Marker ung thư vú
  • Kháng nguyên ung thư phổi (CEA): Marker ung thư phổi, đại trực tràng, marker ung thư dạ dày, tuyến giáp, tuyến tụy, vú và buồng trứng
  • B2M: Marker đa u tủy, một số bệnh u lympho và bệnh bạch cầu
  • Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA): Marker ung thư tuyến tiền liệt
  • CA 19-9: Marker ung thư tuyến tụy, túi mật, ống mật và dạ dày
  • Đột biến gen BRCA1 và BRCA2: Ung thư vú và ung thư buồng trứng

Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm marker ung thư là gì?

Có những hạn chế nhất định đối với các marker ung thư như:

  • Một số tình trạng hoặc bệnh lý khác không phải ung thư có thể làm tăng nồng độ chất chỉ điểm khối u. Vì vậy, không phải cứ xét nghiệm cho kết quả marker ung thư cao nghĩa là bạn bị ung thư (không đặc hiệu).
  • Chỉ có một số marker đặc trưng cho một loại ung thư cụ thể, trong khi, một số khác lại gặp ở nhiều bệnh ung thư khác nhau.
  • Nồng độ marker có thể không tăng cho đến khi bệnh ung thư trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, xét nghiệm chất chỉ điểm khối u không hữu ích để phát hiện sớm ung thư hoặc kiểm tra xem ung thư có tái phát sau điều trị không.
  • Một số bệnh ung thư không có marker.
  • Một số bệnh nhân ung thư vẫn có nồng độ marker bình thường mặc dù loại ung thư đó vẫn thường tạo ra các chất chỉ điểm khối u.

Một số tình trạng không phải ung thư nhưng nồng độ chất chỉ điểm khối u có thể vẫn cao là:

  • Thiếu máu
  • Bệnh tuyến giáp
  • U nang buồng trứng (lành tính)
  • Bệnh thận
  • Sỏi thận
  • Viêm gan
  • Bệnh sarcoid.

Quy trình xét nghiệm marker 

Trước khi đến với quy trình xét nghiệm marker, với mẫu máu hoặc nước tiểu thì đơn vị khám bệnh sẽ không chuẩn bị sẵn ống mẫu và bạn chỉ cần tới khám. Tuy nhiên với sinh thiết, bạn cần phải nhịn ăn uống trước vài giờ.

Quy trình xét nghiệm marker

Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu ở tĩnh mạch cánh tay bằng một cây kim nhỏ. Khi kim đưa vào, máu sẽ được thu vào ống nghiệm hoặc lọ và bạn có thể thấy hơi nhức một chút. Quá trình lấy máu thường mất chưa tới 5 phút. 

Tiếp theo, mẫu máu sẽ được phân tích bằng máy chuyên dụng.

Nếu như marker ung thư đang được sử dụng để đánh giá xem phương pháp điều trị có hiệu quả hay không, hoặc xem ung thư có tái phát không thì bác sĩ sẽ lấy mẫu máu nhiều lần để đo.

Tumor marker, doctor showing blood sample in tube, lab research, health checkup

Đối với xét nghiệm nước tiểu

Nhân viên y tế sẽ đưa cho bạn dụng cụ để đựng nước tiểu.

Đối với sinh thiết

Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ. Cách lấy mẫu tùy thuộc vào vị trí lấy mẫu, chẳng hạn như:

  • Sinh thiết da bằng cách cạo hoặc cắt vùng da đó
  • Sinh thiết mô bên trong cơ thể có thể sử dụng cây kim đặc biệt để lấy mẫu,…

Điều gì xảy ra sau khi làm xét nghiệm marker ung thư?

  • Với xét nghiệm máu: Có rất ít rủi ro, bạn có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím tại vị trí lấy máu nhưng sẽ nhanh chóng hết.
  • Với xét nghiệm nước tiểu: Không có rủi ro.
  • Với sinh thiết: Bạn có thể bị bầm tím hoặc chảy máu nhẹ tại vị trí sinh thiết hoặc khó chịu trong vòng 1-2 ngày.

Kết quả được trả sau 1-2 ngày nếu là xét nghiệm máu, nước tiểu,… còn sinh thiết cần tới 1 tuần trở lên.

Bài viết khác