Erythropoietin (EPO) được tiết ra bởi tế bào cạnh cầu thận để đáp ứng với tình trạng thiếu oxy tế bào, hormone này có tác dụng kích thích sản xuất hồng cầu (erythropoiesis) trong tủy xương. Erythropoietin giúp tăng cường quá trình biến đổi tế bào gốc của tủy xương biệt hóa thành các nguyên hồng cầu (một tế bào tiền thân của hồng cầu). 

What does the Erythropoietin (EPO) test mean? | Vinmec

1. EPO có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Ở giai đoạn bào thai và sơ sinh, EPO được sản xuất chủ yếu tại gan. Sau đó, hormone này được sản xuất chủ yếu bởi các nguyên bào sợi ở tổ chức kẽ cạnh cầu thận. Xác định hoạt độ Erythropoietin giúp xác định tình trạng thiếu hụt EPO trong cơ thể, từ đó có kế hoạch bổ sung EPO từ bên ngoài cơ thể qua các nguồn như thực phẩm hay thuốc. Dược phẩm Erythropoietin được con người tạo ra bằng phương pháp tái tổ hợp, được sử dụng trong điều trị thiếu máu do bệnh thận mãn tính, thiếu máu trong hội chứng rối loạn sinh tủy và bị thiếu máu từ hóa trị ung thư.

2. Xét nghiệm EPO có ý nghĩa gì?

Thông thường, bác sĩ quan tâm đến sự tăng hay giảm EPO tùy trường hợp bệnh lý liên quan để có hướng xử trí tiếp theo. Sự tăng hoặc giảm hoạt độ EPO phản ánh một số trạng thái bệnh lý như sau:

Xét nghiệm protein toàn phần trong máu, nước tiểu | Vinmec

+ Tăng nồng độ Erythropoietin máu:

– Bệnh đa hồng cầu thứ phát.

– Bệnh lý thiếu máu tan máu (thalasemia).

– Tăng ở phụ nữ có thai.

– Hội chứng rối loạn sinh tủy.

– Khối u do tăng sản xuất Erythropoietin (erythropoietin-producing tumors).

– Thiếu máu do rối loạn chức năng tạo máu của tủy xương.

+ Giảm nồng độ Erythropoietin máu:

– Bệnh đa hồng cầu nguyên phát.

– Thiếu máu do các bệnh mạn tính gây nên như viêm loét dạ dày, nhiễm ký sinh trùng, giun sán.

– Bệnh viêm khớp dạng thấp, kèm theo chỉ số RF tăng cao.

– Bệnh thận giai đoạn cuối, đây được xem như xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân thiếu máu ở những người suy thận mạn.

– Những người ở giai đoạn AIDS.

3. Khi nào cần làm xét nghiệm EPO?

Sử dụng xét nghiệm EPO khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh đa hồng cầu nguyên phát hay đa hồng cầu thứ phát hay cần định hướng nguyên nhân khác. Xác định lượng Erythropoietin, qua đó đánh giá lượng EPO này được cơ thể sản xuất có tương ứng với mức độ thiếu máu hay không. Bệnh nhân suy thận mạn, có các biểu hiện của thiếu máu, xét nghiệm EPO giúp xác định chính xác nguyên nhân thiếu máu. Đây cũng là xét nghiệm được các chuyên gia hàng đầu ưu tiên sử dụng vì mang lại hiệu quả rất cao trong xác định nguyên nhân thiếu máu. Bác sĩ cho làm kết hợp xét nghiệm EPO khi Hemoglobin và Hematocrit trên kết quả tổng phân tích tế bào máu ngoại vi chỉ ra tình trạng thiếu máu và số lượng hồng cầu lưới thể hiện không có đáp ứng của tủy xương.

4. Các lợi ích khi làm xét nghiệm EPO

Xét nghiệm C peptide giúp đánh giá tình trạng sản xuất insulin | Medlatec

Xét nghiệm EPO thực sự hữu ích trong việc làm rõ các nguyên nhân thiếu máu đặc biệt trên nền bệnh nhân suy thận và để theo dõi điều trị thiếu máu bằng erythropoietin tái tổ hợp của người. Xét nghiệm EPO giúp các bác sĩ phân biệt được bệnh tăng hồng cầu nguyên phát hay tăng hồng cầu thứ phát.

5. Mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm EPO là gì?

Mẫu bệnh phẩm: Bệnh phẩm làm xét nghiệm EPO là huyết thanh, lấy từ máu tĩnh mạch của người bệnh. Người bệnh không cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu như các xét nghiệm thông thường khác.

Lưu ý:

+ Mẫu huyết thanh cần để đông hoàn toàn ở nhiệt độ phòng trước khi ly tâm.

+ Ngay sau khi lấy mẫu, cần đậy nắp kín và vận chuyển đến phòng xét nghiệm.

Bảo quản:

+ 8 tiếng ở nhiệt độ 15 – 30 độ C.

+ 24 tiếng ở 2 – 8 độ C.

Xét nghiệm thực hiện theo nguyên lý miễn dịch hóa phát quang trên hệ thống máy DXI 800 của Beckman coulter (Mỹ) được quản lý chất lượng chặt chẽ. Tất cả các kết quả được duyệt 3 cấp trước khi trả đến tay khách hàng, vì vậy có độ chính xác và đáng tin cậy. Giá trị bình thường: 2.59 – 18.50 mIU/mL.

Bài viết khác