Nhiễm khuẩn huyết là bệnh lý đặc trưng bởi “tình trạng suy giảm chức năng nội tạng đe dọa đến tính mạng do rối loạn đáp ứng của cơ thể với nhiễm khuẩn” – đây là một vấn đề y tế quan trọng trên thế giới hiện nay bởi tính chất nguy hiểm, khó phát hiện sớm, tỷ lệ tử vong cao và đặc biệt là chi phí điều trị rất tốn kém. Số liệu thống kê cho thấy nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết là rất cao – ước tính khoảng 25-30% – số người chết vì nhiễm khuẩn huyết nhiều hơn do ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và HIV cộng lại.

Xét nghiệm PDW là gì? Cảnh báo sức khỏe khi chỉ số PDW bất thường | Medlatec

Việc phát hiện sớm nhiễm khuẩn huyết vô cùng quan trọng vì sự chậm trễ trong điều trị kháng sinh dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong, với tỷ lệ tử vong tăng 7,6% mỗi giờ trì hoãn sử dụng kháng sinh đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn. Như vậy, nhiễm khuẩn huyết được phát hiện và điều trị càng sớm thì kết quả điều trị cho bệnh nhân càng khả quan và giúp giảm thiểu chi phí cho hệ thống y tế. Tuy nhiên chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn huyết còn nhiều thách thức do bệnh cảnh lâm sàng biểu hiện rất khác nhau, đặc biệt là khi triệu chứng lâm sàng không rõ ràng do đó bên cạnh khám lâm sàng cần phải phối hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng.

Giá trị của chỉ số phân bố kích thước bạch cầu đơn nhân (MDW) trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết.

Các xét nghiệm được sử dụng để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và xác nhận nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết hiện nay như đo số lượng WBC (bạch cầu), Procalcitonin, C – Reactive Protein, Interleukin-6 hoặc nồng độ Presepsin, hoặc nuôi cấy dịch cơ thể như máu hoặc nước tiểu để phát hiện các tác nhân gây bệnh, nhưng không có xét nghiệm nào trong những xét nghiệm này có thể xác nhận chắc chắn nhiễm khuẩn huyết.

Chỉ số xét nghiệm PDW là 32.2 thể hiện bệnh gì?

Các nghiên cứu khoa học công bố gần đây cho thấy chỉ số phân bố kích thước bạch cầu đơn nhân (MDW: Monocyte Distribution Width) có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt trong phát hiện sớm bệnh nhân có nguy cơ phát triển nhiễm khuẩn huyết tại khoa Cấp Cứu. Kết quả đầu tiên được công bố trên tạp chí Chest năm 2017, đã cho thấy rằng giá trị MDW tăng cao có thể phân biệt nhiễm khuẩn huyết với không nhiễm khuẩn huyết (theo tiêu chí nhiễm khuẩn huyết sepsis-2) với diện tích dưới đường cong ROC (AUC) là 0,79, độ nhạy là 77% và độ đặc hiệu là 73%. Khi kết hợp MDW và số lượng bạch cầu thì giá trị chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết tăng lên với AUC là 0,89, cao hơn đáng kể so với AUC cho mỗi thông số riêng lẻ [AUC của số lượng bạch cầu là 0,74].

MDW là dấu ấn huyết học đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận. MDW được làm trên máy phân tích huyết học, ví dụ như của hãng Beckman Coulter, DxH 900. Bạch cầu Mono là các tế bào của hệ thống miễn dịch tự nhiên. Chúng liên quan chặt chẽ đến hai giai đoạn chính trong sinh bệnh học nhiễm khuẩn, cơn bão cytokine và ức chế miễn dịch do nhiễm khuẩn huyết.

Những lợi ích của việc sử dụng MDW như một dấu ấn sinh học để phát hiện sớm nhiễm khuẩn huyết

Ý nghĩa của chỉ số RDW trong xét nghiệm máu | Vinmec

Những lợi ích của MDW bao gồm kết quả được trả tự động với xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, với chi phí thấp, kết quả được trả sớm. Xét nghiệm này không cần phải lấy thêm máu, và không cần phải yêu cầu thêm xét nghiệm, là một công cụ để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoặc đánh giá diễn tiến nhiễm khuẩn huyết trong 12 giờ sau khi nhập khoa cấp cứu. Kết hợp với số lượng bạch cầu, cũng nằm trong kết quả tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, cùng với các kết quả cận lâm sàng khác và thăm khám lâm sàng sẽ giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết từ một mẫu máu tĩnh mạch toàn phần. Như vậy, với việc ứng dụng chỉ số MDW sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng nhiễm khuẩn huyết.                                                             

Bài viết khác