Bệnh mạch vành bắt nguồn từ đâu? 

Bệnh mạch vành bắt nguồn từ sự tích tụ các mảng bám trên thành động mạch vành – mạch máu giữ nhiệm vụ cung cấp máu giàu oxy cho cơ tim. Mảng bám được tạo thành từ sự lắng đọng của cholesterol, chất béo và các chất thải khác tại vị trí thành mạch bị tổn thương (do viêm, huyết áp cao,…) được gọi là xơ vữa cơ tim, 

Thời gian lâu dì, thành động mạch vành bị cứng lại và dày hơn, khiến thiết diện lòng mạch giảm đi khiến cho dòng máu đi qua đây bị hạn chế và hậu quả là cơ tim bị thiếu máu. Người bệnh có thể gặp phải những cơn đau thắt ngực, khó thở hoặc các triệu chứng bệnh mạch vành khác.

Khi mảng xơ vữa lớn dần đến một mức độ nào đó hoặc mảng xơ vữa vỡ ra và huy động thêm các chất khác để tạo thành cục máu đông, sẽ gây tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu đến nuôi tim, gây ra nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra vẫn còn một nguyên nhân bệnh mạch vành khác, đó là do co thắt mạch vành. Tuy nhiên, trong những tình huống mà mạch vành phải giãn rộng để phục vụ nhu cầu co bóp nhiều hơn của tim (khi căng thẳng, hoạt động thể chất…) thì nó lại không giãn ra hoặc thậm chí thu hẹp lại.

Dù vậy, xơ vữa động mạch vẫn là nguyên nhân bệnh mạch vành phổ biến nhất.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành

  • Hút thuốc: là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành vì các hóa chất trong khói thuốc lá có thể làm tổn thương lớp niêm mạc của thành động mạch, tạo điều kiện để cholesterol và các chất khác lắng đọng.
  • Bị cao huyết áp: không kiểm soát tăng huyết áp sẽ gây căng thẳng cho tim và làm mạch máu xơ cứng dần theo thời gian.
  • Cholesterol cao: cụ thể là LDL cholesterol. Nó được biết đến là thành phần chính của mảng xơ vữa.
  • Bệnh tiểu đường: lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài có thể làm cho lớp niêm mạc của thành mạch vành bị viêm. Tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
  • Thừa cân, béo phì: sẽ tăng nguy cơ huyết áp cao và bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Ít vận động: việc không tập thể dục thường xuyên có thể khiến các chất béo xấu tăng lên, nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường, thừa cân và béo phì cũng tăng.
  • Tiền sử gia đình: có người thân từng mắc bệnh tim hoặc bệnh mạch vành. Nguy cơ của bạn sẽ là cao nhất nếu có cha hoặc anh trai được chẩn đoán mắc bệnh tim trước 55 tuổi hay mẹ hoặc chị gái mắc bệnh này trước năm 65 tuổi.
  • Tuổi tác: tuổi càng cao thường có những thay đổi trong mạch máu và dễ bị bệnh mạch vành hơn. Nam giới trên 45 tuổi hoặc phụ nữ sau mãn kinh là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh.
  • Căng thẳng kéo dài: có thể kích hoạt mạch máu co thắt lại, đồng thời người căng thẳng cũng có xu hướng hút thuốc lá hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh với quá nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, tinh bột tinh chế, muối và đường sẽ tăng khả năng mắc các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, thừa cân.

Ngoài ra, những người bị bệnh tự miễn, bệnh thần mãn tính, di tật động mạch vành, HIV/AIDS, trầm cảm, hội chứng chuyển hóa hay rối loạn giấc ngủ cũng dễ bị bệnh mạch vành hơn những người khác.

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành bạn nên biết

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân bệnh mạch vành và các yếu tố nguy cơ, bạn sẽ nhận thấy rằng có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh gia đình.

Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được để phòng tránh hiệu quả căn bệnh này. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành bằng cách thực hiện một số thay đổi lối sống đơn giản như sau:

  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, ăn ít chất béo từ động vật hoặc chất béo đã qua chế biến nhiều lần, bổ sung nhiều chất xơ với trái cây tươi và rau quả. Hạn chế muối và đường trong khẩu phần ăn.
  • Tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất giúp duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, thúc đẩy máu huyết lưu thông, giảm mức cholesterol xấu và ngăn ngừa đau tim.
  • Bỏ thuốc lá càng sớm sẽ càng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
  • Kiểm soát huyết áp, cũng như hàm lượng cholesterol và lượng đường trong máu bằng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Bài viết khác