Xét nghiệm kiểm tra hệ miễn dịch là một trong những chỉ định thường được bác sĩ yêu cầu trong quy trình khám sức khỏe. Thông qua những chỉ số thu được sẽ đánh giá và chẩn đoán được một số bệnh lý. Khi cơ thể người xuất hiện kháng nguyên hay một tác nhân gây bệnh nào đó, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng nhận biết và tạo ra kháng thể tương ứng. Điều này sẽ giúp cơ thể chống lại cũng như tiêu diệt được những kháng nguyên ấy để bảo vệ sức khoẻ. Xét nghiệm kiểm tra hệ miễn dịch là những loại xét nghiệm được thực hiện với mục đích phát hiện ra sự phản ứng của kháng nguyên và kháng thể. Từ đó, chẩn đoán ra được nhiều căn bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Các xét nghiệm này có thể được tiến hành phân tích thông qua mẫu máu, phân hoặc nước tiểu,…

Hiện nay, xét nghiệm miễn dịch đang được áp dụng khá phổ biến trong quy trình khám sức khỏe. Mục đích thực hiện là giúp chẩn đoán, đánh giá tình trạng sức khoẻ và đặc biệt tầm soát được ung thư hệ tiêu hoá.

Những loại xét nghiệm kiểm tra hệ miễn dịch phổ biến

Xét nghiệm kiểm tra hệ miễn dịch đang được áp dụng phổ biến hiện này với những loại sau:

  • Xét nghiệm dị ứng

Dị ứng là một tình trạng xuất hiện khi hệ miễn dịch phản ứng lại với những tác nhân lạ và gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa, nổi mẩn, hắt xì hơi, chảy nước mắt hoặc mũi,… Tuỳ theo tác nhân cũng như con đường gây bệnh để có thể áp dụng phương pháp xét nghiệm dị ứng thích hợp. Nếu tác nhân gây dị ứng qua đường hô hấp như phấn hoa, khói bụi hoặc lông động vật,… thì người bệnh sẽ được tiến hành xét nghiệm máu hoặc da. Trong trường hợp nguyên nhân dị ứng là do một loại thực phẩm nào đó, xét nghiệm dị ứng sẽ được thực hiện thông qua thức ăn.

  • Tầm soát ung thư hệ tiêu hoá

Thông qua xét nghiệm kiểm tra hệ miễn dịch, bác sĩ sẽ tầm soát được ung thư hệ tiêu hoá bằng cách xác định sự xuất hiện sắc tố Hemoglobin đặc trưng của máu có ở trong phân. Đây chính là dấu hiệu bất thường khi bị trĩ, hệ tiêu hoá xuất hiện polyp hay thậm chí là ung thư. Những đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư hệ tiêu hoá sớm là:

  • Gia đình có người từng mắc ung thư dạ dày, thực quản hoặc đại tràng,…
  • Những người bị nhiễm vi khuẩn HP, xuất hiện polyp hoặc bị viêm loét đại tràng,…
  • Những người có thói quen ăn đồ cay nóng hoặc có chế độ ăn uống không lành mạnh,…
  • Những người hút thuốc và uống bia rượu nhiều.

Xét nghiệm kiểm tra miễn dịch giúp tầm soát được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Phát hiện ra sớm các tế bào ung thư trong cơ thể người có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị cũng như kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

  • Thử thai

Thử thai cũng là một loại xét nghiệm kiểm tra miễn dịch. Đó là sử dụng kháng thể ở đầu que thử thai để kiểm tra xem phản ứng gắn kết với hormone beta-HCG. Nếu như trong nước tiểu có HCG, que thử sẽ hiện lên 2 vạch và có nghĩa là bạn đã mang thai. Ngược lại, nếu que chỉ hiện lên 1 vạch thì chứng tỏ trong nước tiểu của bạn chưa có hormone thai kỳ này.

  • Xét nghiệm nhận diện tác nhân gây bệnh

Xét nghiệm kiểm tra miễn dịch còn được áp dụng đối với việc nhận diện các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn HPV, viêm gan C hoặc HIV,… Dựa vào loại kháng thể phát hiện được, bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh lý mà chúng ta có thể mắc phải. Từ đó, có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng có thể thực hiện xét nghiệm này. Mục đích là để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như xác định xem liệu cơ thể có đang nhiễm phải một loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh nào hay không.

  •  Xét nghiệm kiểm tra chất kích thích

Nếu như chúng ta sử dụng các loại chất kích thích như ma tuý, thuốc lắc hoặc doping,… thì hệ thần kinh sẽ chịu những ảnh hưởng vô cùng lớn. Khi thực hiện hiện xét nghiệm kiểm tra miễn dịch, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng hệ thần kinh có đang bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại chất kích thích nào hay không. Không những vậy, xét nghiệm này còn giúp phát hiện được những tác nhân khác gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như hoá chất, chất độc hoặc kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Xét nghiệm nhồi máu cơ tim

Khi bị nhồi máu cơ tim, một số loại protein đặc hiệu có trong cơ thể người bệnh sẽ tăng cao. Thông qua xét nghiệm kiểm tra miễn dịch, chúng ta sẽ biết rõ được chỉ số của loại protein này. Từ đó, phát hiện sớm được tình trạng nhồi máu cơ tim để có phương pháp điều trị kịp thời.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra hệ miễn dịch

Trước khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra hệ miễn dịch, cần phải lưu ý những điều sau:

07

  • Thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm như nhịn ăn sáng hoặc uống nước đúng với liều lượng yêu cầu,…
  • Bác sĩ cần biết những loại thực phẩm chức năng, thuốc có hoặc không kê đơn,… mà bệnh nhân đang sử dụng.
  • Bên cạnh đó, Bác sĩ cần lưu ý nếu bệnh nhân  cung cấp thời gian sử dụng các loại thuốc, nhất là thuốc chống đông máu hoặc chống động kinh. Nếu được yêu cầu kiêng sử dụng các loại thuốc này trong một thời gian, bệnh nhân cần chấp hành đúng để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

 

 

Bài viết khác