Zona thần kinh hay rời leo là một bệnh lý truyền nhiễm có tỷ lệ người mắc cao nhất hiện nay. Chúng là những nốt phồng rộp do zona gây ra rất khó chịu và dai dẳng nếu bạn không biết cách chăm sóc chúng. Trong đó, bị zona kiêng gì cũng là một vấn đề mà người bệnh zona thần kinh cần nắm rõ. 

Bị zona kiêng làm gì để tránh lây lan cho người khác?

Để ngăn ngừa lây lan bệnh cho người khác, bác sĩ thường có một số lời khuyên dành cho bệnh nhân thủy đậu hoặc zona thần kinh như sau: 

  • Tránh gãi hoặc cọ xát làm vỡ những nốt ban trên cơ thể. 
  • Che vết phát ban trên cơ thể bằng băng gạc vô trùng, kín và thay mới thường xuyên cho đến khi hết phát ban. 
  • Nếu có thể hãy nghỉ làm một vài hôm khi bị thủy đậu và hoặc zona thần kinh để hạn chế tiếp xúc với mọi người. 
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tháng tuổi, những người đang có sức khỏe kém, bị ốm và bất kỳ ai chưa từng bị thủy đậu. 

Bị zona thần kinh kiêng gì trong sinh hoạt?

Bên cạnh việc kiêng cữ trong ăn uống thì dưới đây là một số điều người bệnh zona thần kinh cần tránh trong sinh hoạt hằng ngày để nhanh khỏi bệnh và đồng thời hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm khác: 

  • Không tự ý mua uống hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc hay kem thuốc nào khi chưa được bác sĩ chỉ dẫn.
  • Không tự ý bôi, đắp bất kỳ loại lá hay thảo dược nào lên vết thương mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một số thông tin chưa được xác thực trong dân gian như đắp đậu xanh để chữa giời leo có thể khiến trình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Có thể chườm lạnh xung quanh vùng da tổn thương để giảm đau và ngứa nhưng không nên ngâm vùng da đang bị viêm nhiễm này vào nước hay bất kỳ dung dịch nào khác. 
  • Khi vết thương lành lại và đóng vảy thường gây cảm giác ngứa ngáy dữ dội nhưng bạn không nên bóc lớp mài trên da để tránh nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo.

Ngoài ra, khi tự chăm sóc bệnh zona thần kinh tại nhà, bạn cũng nên: 

  • Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, giữ cho da luôn được khô thoáng, sạch sẽ. 
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ cho tinh thần luôn được thư giãn thoải mái. 
  • Tập luyện các bài thể dục thể thao vừa sức như đi bộ, yoga,… và duy trì đều đặn để hạn chế stress đồng thời giúp lưu thông máu tốt hơn, kích thích quá trình làm lành thương tổn trên da.

Người bị zona nên ăn để nhanh hết bệnh

Khi đã biết bị zona kiêng ăn gì để nhanh chóng phục hồi; thì bạn cũng cần nắm thông tin về thực phẩm nên bổ sung để tăng cường sức khỏe khi bạn mắc bệnh này.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm đóng vai trò chính trong việc điều trị bệnh zona thần kinh, mụn rộp, v.v.; ngoài ra, kẽm còn có tác dụng làm dịu vùng bị nhiễm bệnh. Nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm: các loại đậu, thịt, quả hạch, cá, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, chế phẩm từ sữa.

Thực phẩm chứa vitamin C

Vitamin C có khả năng chống lại quá trình stress oxy hóa – một quá trình chính gây viêm, sưng và thoái hóa thần kinh. Theo đó, vitamin C hỗ trợ giảm bớt mức độ nghiêm trọng của triệu chứng zona thần kinh. Một số nguồn vitamin C tốt bao gồm: ớt đỏ và xanh, quả cam và nước ép cam, bưởi, trái kiwi, dâu tây, rau bina và các loại rau lá xanh khác, cà chua, khoai tây và đậu xanh.

Thực phẩm có vitamin B12

Vitamin B12 bảo vệ và làm dịu hệ thần kinh. Do đó, vitamin B12 đóng một vai trò thiết yếu trong việc tái tạo tế bào thần kinh thông qua quá trình myel hóa của dây thần kinh bị thương. Các nguồn vitamin B12 tốt bao gồm: thịt bò, thịt lợn, giăm bông, thịt gia cầm, cừu non, cá (đặc biệt là cá ngừ), chế phẩm từ sữa (phô mai và sữa chua), một số sản phẩm men dinh dưỡng và trứng.

Thực phẩm chứa lysine và protein

Lysine có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch nói chung, giúp cơ thể tự bảo vệ mình khỏi vi-rút, chẳng hạn như vi-rút varicella-zoster gây ra bệnh zona. Các nguồn thực phẩm giàu lysine bao gồm các loại thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như: Thịt, đặc biệt là thịt đỏ, thịt lợn và thịt gia cầm. Phô mai, đặc biệt là phô mai parmesan. Một số loại cá, như cá tuyết và cá mòi.

Nhóm thực phẩm khác

  • Thịt, cá và rau lá màu xanh giàu vitamin.
  • Thực phẩm có chất béo lành mạnh: Bơ, cá hồi.
  • Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng: Sữa chua và trái cây (táo, lê, chuối, đu đủ).
  • Thực phẩm carbohydrate phức tạp: ngũ cốc nguyên hạt của mì ống, couscous và bánh mì; gạo lứt; yến mạch; diêm mạch; khoai lang.

Bài viết khác