Mục đích của xét nghiệm Renin là xác định nồng độ Active Renin. Đây là một xét nghiệm cần thiết cho những bệnh nhân bị huyết áp cao ngay từ khi còn trẻ. Thực hiện xét nghiệm Renin giúp tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, từ đó hỗ trợ bác sĩ đưa có phác đồ điều trị hiệu quả.
1. Renin là gì?
Renin là một loại enzyme giúp kiểm soát huyết áp. Nó được tạo ra bởi các tế bào đặc biệt trong thận của bạn. Khi huyết áp của bạn xuống quá thấp hoặc cơ thể bạn không có đủ muối, renin sẽ được tiết vào máu của bạn. Điều đó kích hoạt một phản ứng dây chuyền tạo ra một loại hormone gọi là angiotensin và tuyến thượng thận sẽ giải phóng một loại hormone khác gọi là aldosterone. Angiotensin làm cho các mạch máu hẹp hơn, aldosterone khiến thận giữ muối và chất lỏng. Cả hai điều đó có thể làm tăng huyết áp của bạn. Nếu quá trình đó mất cân bằng, huyết áp sẽ bị tăng quá cao.
2. Ý nghĩa xét nghiệm renin
Thông thường bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm renin và aldosterone đồng thời. Một y tá sẽ lấy một mẫu máu của bạn và gửi nó đến phòng thí nghiệm. Kết quả kiểm tra sẽ cho bạn biết nếu mức renin và aldosterone của bạn cao, thấp hoặc bình thường. Thông thường bạn có thể được chỉ định xét nghiệm renin cùng với aldosterone
Mức độ renin cao hơn mức bình thường có thể là do:
Mức độ renin thấp có thể là do:
Ở người bình thường, giá trị Renin huyết tương đo được ở mức 4,66-31,9 ng/L. Tùy từng bệnh nhân với chế độ sinh hoạt khác nhau thì khoảng giá trị cũng sẽ thay đổi:
3. Những lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm Renin
Bạn nên hỏi bác sĩ về những việc cần làm trước khi thử nghiệm để đảm bảo kết quả chính xác. Một vài điều cần lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm như:
4. Xét nghiệm renin được tiến hành như thế nào?
Xét nghiệm renin được thực hiện khá đơn giản, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 tư thế lấy máu: Đứng thẳng hoặc nằm ngửa. Nếu lấy máu ở tư thế nằm ngửa thì trước khi lấy mẫu máu nên nằm nghỉ thư giãn thoải mái từ 1 – 2 tiếng. Sau khi nghỉ ngơi, nhân viên y tế sẽ thực hiện các thao tác sát khuẩn vùng da quanh khu vực lấy máu và lấy máu như bình thường. Vị trí vùng da lấy máu là tĩnh máu cánh tay. Trường hợp lấy máu ở tư thế đứng thẳng thì bệnh nhân đi lại nhẹ nhàng hoặc nghỉ ngơi trong tư thế đứng trong vòng 30 phút đến 1 tiếng, sau đó bệnh nhân ngồi để cán bộ y tế thao tác lấy máu. Khi kim được đưa vào để lấy máu, một số người cảm thấy đau nhẹ. Những người khác chỉ cảm thấy châm chích. Sau đó, có thể hơi nhói hoặc một vết bầm nhẹ. Những điều này sẽ sớm biến mất.