Viêm da dị ứng là một bệnh lý ở da rất thường gặp. Phần lớn mọi người đều có thể mắc phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Bệnh không quá nguy hiểm và hiếm khi để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh thường hay tái phát, gây khó chịu cho người bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể đối với tác nhân bên ngoài. Tức là, khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích từ môi trường, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng các triệu chứng viêm da. Tình trạng này rất phổ biến trong dân số, chiếm tỉ lệ trên 10%. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, bao gồm người lớn và trẻ em. Đây là một bệnh lý lành tính, không lây nhưng rất hay tái phát và gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

Viêm Da Cơ Địa: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên nhân gây bệnh là do sự tương tác qua lại giữa yếu tố gen (cơ địa của người bệnh) và yếu tố dị nguyên (tác nhân dị ứng từ môi trường). Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung là khi một người có cơ địa dễ bị dị ứng lại tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng từ môi trường sẽ làm bùng phát tình trạng viêm da.

Yếu tố gen

  • Yếu tố di truyền đóng vai trò gây ra bệnh. Các nghiên cứu cho thấy cha, mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc các bệnh dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng, mề đay, viêm da dị ứng… thì con của họ cũng dễ bị mắc bệnh viêm da.
  • Bản thân người bệnh bị mắc các bệnh lý dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng, mề đay… có cơ địa dị ứng và dễ mắc bệnh.

Yếu tố môi trường

Nguyên nhân chính gây bệnh là do các chất từ môi trường. Các chất này đóng vai trò là chất kích ứng hay dị nguyên. Trên thực tế, mỗi người bệnh thường có những yếu tố gây kích ứng khác nhau. Tuy nhiên, các chất kích ứng có thể tồn tại ở xung quanh chúng ta. Chúng đến từ động vật, cây cối, hóa chất, quần áo, vải vóc hay thậm chí là ánh sáng.

Rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến viêm da cơ địa - VnExpress Sức khỏe

Các yếu tố gây dị ứng thường gặp bao gồm:

  • Hóa chất: đây là nguyên nhân số một gây viêm da dị ứng. Các loại xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm hay nước hoa khi tiếp xúc trực tiếp với da gây ra triệu chứng viêm da.
  • Động vật: lông chó, mèo hay các sản phẩm làm từ da, lông thú có thể gây dị ứng.
  • Thực vật: phấn hoa hay nhựa của một vài loại cây có thể khởi phát bệnh viêm da dị ứng.
  • Quần áo làm từ sợi len, sợi thủy tinh hay vải tổng hợp có thể gây dị ứng.
  • Trang sức: các vật dụng đeo trên người như vòng, bông tai… cũng có thể gây dị ứng.
  • Côn trùng: là nguyên nhân gây viêm da thường gặp do các độc tố mà chúng tiết ra khi đốt.
  • Ánh sáng: là nguyên gây viêm da dị ứng hiếm gặp. Trường hợp này xảy ra khi các thành phần của sản phẩm bôi trên da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bị biến đổi và gây ra dị ứng.

Biểu hiện của viêm da dị ứng tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhạy cảm của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh thường sẽ có các triệu chứng sau:

  • Tại vị trí tiếp xúc với nguyên nhân dị ứng, da sẽ nổi mẩn đỏ.
  • Trên bề mặt da nổi mụn nước nhỏ hay bóng nước to.
  • Cảm giác ngứa ngáy, châm chích, bỏng rát tại vùng da bị viêm.
  • Một thời gian sau, vùng da bị viêm trở nên khô và tróc vảy.
  • Nếu bị viêm tái đi tái lại ở một vị trí thì da sẽ dày lên và có thể bị sạm hơn so những vùng da còn lại. Trên vùng da dày này có thể thấy rõ những ô vuông đặc trưng ở người viêm da thường xuyên (lichen hóa).
  • Các triệu chứng trên thường xuất hiện đơn độc tại vị trí tiếp xúc với yếu tố gây kích ứng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể lan rộng ra nhiều vị trí khác hoặc toàn thân.
Da nổi mẩn đỏ

Có thể chẩn đoán viêm da dị ứng dựa vào yếu tố gợi ý, triệu chứng trên da và xét nghiệm.

Yếu tố gợi ý

  • Yếu tố cơ địa dị ứng của bản thân hay người thân trong gia đình gợi ý bệnh viêm da dị ứng do di truyền.
  • Hiện diện các nguyên nhân gây dị ứng từ môi trường như động vật, thực vật, hóa chất…

Biểu hiện

Triệu chứng của bệnh là nổi mẩn đỏ, mụn nước và rất ngứa. Trong trường hợp tái phát nhiều lần, vùng da bị viêm sẽ dày lên, có màu sạm và hình ảnh ô vuông đặc trưng.

Viêm da cơ địa có lây không? Hướng dẫn cách làm giảm tình trạng

Xét nghiệm

Chẩn đoán tình trạng viêm da này dựa vào hỏi bệnh và thăm khám da là chủ yếu. Các xét nghiệm khác ít hỗ trợ trong chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm Patch test để xác định yếu tố gây dị ứng. Patch test là xét nghiệm sử dụng một tấm dán chứa các yếu tố gây dị ứng và dán lên da. Khi tại vị trí dán có các triệu chứng viêm da thì chứng tỏ người bệnh bị dị ứng với yếu tố đó. Thông qua xét nghiệm, kế hoạch điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát sẽ được đưa ra.

Viêm da dị ứng là bệnh lý không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nó thường hay tái phát và gây phiền toái cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với nguyên nhân dị ứng để tránh tái phát.

Bài viết khác