Ở các nước đang phát triển, bệnh mỡ máu cao đang gia tăng rất nhanh. Hệ luỵ của bệnh dẫn đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch,… Đối tượng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Triệu chứng bệnh mỡ máu không rõ rệt nên cần xét nghiệm mỡ máu để nhận biết.

1. Xét nghiệm mỡ máu là gì?

Xét nghiệm mỡ máu (blood lipid test) là các xét nghiệm nhằm kiểm tra nồng độ Cholesterol và Triglyceride HDL-C, LDL-C… trong máu, rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch.

Theo nghiên cứu, mỡ máu (lipid máu) là thành phần cấu tạo nên một số hormone và được chuyển hóa bởi acid mật. Lipid máu có vai trò trong cấu trúc tế bào, đặc biệt là cấu trúc màng tế bào và giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Mỡ máu bao gồm nhiều thành phần trong đó chủ yếu là Cholesterol. Đây là một chất rất quan trọng với cơ thể con người, giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Cholesterol có mặt trong nhiều bộ phận như cấu trúc màng tế bào, tiền chất tạo vitamin D và một số hormone… Tuy nhiên, Cholesterol lại rất có hại khi có sự rối loạn giữa các loại Cholesterol với bệnh lý điển hình gây ra là xơ vữa động mạch.

Do Cholesterol là chất mỡ không hòa tan trong nước nên buộc phải kết hợp với chất dễ tan trong nước như Lipoprotein để dễ dàng di chuyển trong máu. Bởi vậy, khi xét nghiệm mỡ máu ngoài việc định lượng số Cholesterol, các bác sĩ chuyên khoa còn phân tích lượng Cholesterol theo các loại Lipoprotein. Mỡ máu tăng cao khi loại LDL-C (lipoprotein tỷ trọng thấp) tăng và loại HDL-C ( Lipoprotein tỷ trọng cao) giảm, gây ra nhiều loại bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…

2. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu

Cholesterol kết hợp với LDL có ký hiệu LDL-C là dạng dư thừa trong cơ thể gây hại sức khỏe. Cholesterol vận chuyển trong máu sẽ lắng đọng ở thành mạch máu hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Cholesterol kết hợp với HDL ký hiệu HDL-C có lợi cho sức khỏe. Chúng phá hủy các xơ vữa động mạch gây hại để mạch máu lưu thông tốt hơn. Khi có kết quả xét nghiệm mỡ máu, bạn cần quan tâm đến các chỉ số sau:

3. Các yếu tố ảnh hưởng xét nghiệm mỡ máu

Cholesterol lưu thông trong tuần hoàn hình thành qua 2 nguồn gốc: nguồn ngoại sinh do thức ăn cung cấp và nguồn nội sinh do gan và ruột tổng hợp. Theo đó, xét nghiệm mỡ máu chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của người bệnh. Bệnh nhân mới ăn thực phẩm giàu cholesterol như trứng làm tăng nồng độ cholesterol trong máu dẫn đến kết quả xét nghiệm sai lệch. Bên cạnh đó, các chỉ số xét nghiệm mỡ máu cũng bị chi phối bởi một số yếu tố khác như:

  • Lượng mỡ máu mùa đông cao hơn mùa hè khoảng 8%.
  • Độ tuổi của người bệnh: Đối tượng thường tăng cholesterol trong máu: người nghiện thuốc lá, tuổi cao (nam, nữ > 45 tuổi) người cao huyết áp > 140/90 mmHg hoặc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh tim và đái tháo đường.
  • Ảnh hưởng từ một số loại thuốc: Thuốc an thần, thuốc chẹn bêta giao cảm, steroid tăng chuyển hóa, disulfiram, lansoprazol, levodopa, lithium, thuốc ngừa thai uống. Ngoài ra: pergolide, phenobarbital, phenytoin, Sulfonamid, testosterone, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, ticlopidin, venlafaxine, vitamin D và adrenalin.

4. Những lưu ý cần thiết trước khi xét nghiệm mỡ máu

  • Nhịn ăn
  • Kết quả xét nghiệm mỡ máu chính xác khi người bệnh không dung nạp bất kỳ loại thực phẩm nào vào cơ thể trong vòng từ 8 – 12 giờ. Bởi thực phẩm có chứa nhiều lipid và các chất dinh dưỡng chuyển hóa thành đường glucose trong máu tăng, gây rối loạn các chỉ số, dẫn đến sự sai lệch trong kết luận bệnh.
  • Bệnh nhân không uống sữa, thuốc, nước ngọt, cà phê, hút thuốc,…
  • Bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, thức uống có ga, có cồn hoặc chất kích thích, … trước khi xét nghiệm 24 giờ. Các loại nước này sẽ tác động đến chỉ số sinh hóa máu nên kết quả xét nghiệm không chính xác.
  • Uống đủ nước
  • Do phải để bụng rỗng nên việc bổ sung đủ nước là điều cần thiết, tránh nguy cơ bị mệt trong lúc chờ đợi. Hơn nữa, dung nạp đủ nước cho cơ thể cũng có thể giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, lo âu trong quá trình chờ đợi kết quả xét nghiệm mỡ máu.
  • Thời điểm lấy máu xét nghiệm
  • Nồng độ một số chất có thể thay đổi tùy vào thời điểm lấy máu. Ví dụ, nồng độ cortisol, sắt huyết thanh và glucose cao nhất vào buổi sáng 6 – 8 giờ và giảm dần vào buổi chiều và nửa đêm. Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất vào buổi sáng.

Việc tuân thủ đúng những chỉ dẫn giúp người bệnh thoải mái hơn và cho kết quả xét nghiệm chính xác, hỗ trợ Y Bác sĩ chẩn đoán bệnh! 

Bài viết khác